Mới vào Việt Nam từ đầu tháng 10 năm nay, nhưng ứng dụng thương mại điện tử Temu đã gây cơn sốt lớn, khi tập trung chủ yếu vào các mặt hàng giá rẻ, ưu đãi lớn đến 90%. Đáng chú ý, ứng dụng và trang web của sàn thương mại điện tử này được hỗ trợ tiếng Việt, người dùng có thể đặt hàng sau đó được vận chuyển về Việt Nam.

Tuy nhiên thời điểm hiện tại, khi truy cập sản thương mại điện tử này không còn hỗ trợ tiếng Việt, kèm theo đó là dòng thông báo (bằng tiếng Anh): ” Temu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam và Bộ Công Thương để đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam”.

Trước đó, Bộ Công Thương tích cực làm việc với đơn vị chức năng, cũng như đơn vị pháp lý của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới trên, yêu cầu phải khẩn trương đăng ký theo quy định pháp luật trong tháng 11.

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, Temu chưa được cấp phép nên chưa có cơ sở để giải quyết thủ tục hải quan, đồng thời khẳng định, sau khi Bộ Công Thương cấp phép hoạt động đối với Temu, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn thương mại điện tử bình đẳng như các nhà cung cấp, xuất nhập khẩu khác.

Temu âm thầm ngừng kinh doanh tại Việt Nam- Ảnh 1.

Thông báo bằng tiếng Anh khi người dùng truy cập vào sàn thương mại điện tử Temu. (Ảnh chụp màn hình)

Temu là nền tảng thương mại điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi ra mắt vào tháng 9/2022, hoạt động giống như Amazon hay các nhà bán lẻ trực tuyến lớn khác.

Temu được chính thức thành lập tại bang Delaware, có trụ sở chính tại Boston, Mỹ nhưng công ty mẹ là Tập đoàn thương mại toàn cầu PDD Holdings của tỷ phú người Trung Quốc Colin Huang, 44 tuổi, trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc. PDD Holdings cũng vận hành một nền tảng thương mại điện tử khác tại Trung Quốc có tên Pinduoduo.

Temu bán nhiều loại sản phẩm trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc với giá cực thấp, thậm chí còn giảm giá tới 99% thông qua các chương trình khuyến mại chớp nhoáng. Mô hình của Temu dựa vào việc duy trì chi phí ở mức thấp nhất bằng cách kết nối người tiêu dùng trực tiếp với nhà cung cấp và chỉ xử lý công đoạn vận chuyển tới khách hàng.

Trên thực tế, gã khổng lồ thương mại điện tử Pinduoduo, người chị em với Temu, đã cung cấp các giao dịch tương tự tại Trung Quốc trong vài năm qua.

Pinduoduo đã thành công tại Trung Quốc khi bán các sản phẩm giảm giá mạnh, trực tiếp từ nhà sản xuất cho người mua thu nhập thấp, cũng như các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

Nguông: Sưu tầm